Cuộn cảm (L).
1. Công dụng Cuộn cảm
Trong kĩ thuật điện tử, cuộn cảm thường dùng để dẫn dòng điện một chiều, chặn dòng điện cao tần và khi mắc phối hợp với tụ điện sẽ hình thành mạch cộng hưởng.
2. Cấu tạo
Người ta dùng dây dẫn điện để quấn thành cuộn cảm.
3. Phân loại
Tùy theo cấu tạo và phạm vi sử dụng, cuộn cảm được phân loại như sau: Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.
4. Kí hiệu
5. Số liệu kĩ thuật của cuộn cảm
a) Trị số điện cảm: cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm khi có dòng điện chạy quá. Trị số điện cảm phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, vật liệu lõi, số vòng dây và cách quấn dây.
Đơn vị đo là henry (H), các ước số thường dùng là:
1mili henry(mH)= 10^-3 H
1 micro henry =10^-6 H
b) Cảm kháng của cuộn cảm X(L): là đại lượng biểu hiện sự cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó
XL= 2 x 3.14 x f x L
trong đó:
– XL: cảm kháng . đơn vị là Ω
-f : là tần số đơn vị là Hz
-L : là hệ số tự cảm , đơn vị là Henry
c) Hệ số phẩm chất Q: đặc trung cho tổn hao năng lượng trong cuộn cảm, ĐÓ là tỉ số của cảm kháng ( điện kháng) với điện trở thuần (r) của cuộn cảm ở một tần số (f) cho trước: Q= 2 x 3.14 x f x L/r
6) Tính chất nạp xả của cuộn cảm
Cuộn dây nạp năng lương : Khi cho một dòng điện chạy qua cuộn dây, cuộn dây nạp một năng lượng dưới dạng từ trường được tính theo công thức
W = L.I 2 / 2
- W : năng lượng ( June )
- L : Hệ số tự cảm ( H )
- I dòng điện.